Đăng Nhập

Vui lòng khai báo chính xác tên truy cập và mật khẩu!

Quên mật khẩu?

Đăng Ký

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký!

  

    KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI

      avatar

      Bài viết Bài viết : 38

      Points Points : 16018

      Uy tín   : Uy tín : : 6

      #1

       Tue Feb 02, 2016 9:21 am

      Câu 1. Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Kim loại M là
      A. Fe.                                      B. Cu.                                                 C. Mg.                                                 D. Zn.
      Câu 2. Nhúng 1 thanh kẽm có khối lượng 20g vào dd Cu(NO3)2 một thời gian thấy khối lượng thanh kẽm giảm 1% so với khối lượng ban đầu. Khối lượng kẽm đã tham gia phản ứng là:
      A. 0,2g.                                               B. 6,5g.                                               C. 13,0g.                                D. 0,1g.
      Câu 3. Khi nhúng 1 thanh đồng vào dd Fe2(SO4)3 thì:
      A. không thấy có hiện tượng gì.                           B. thấy thanh đồng tan ra và có sắt tạo thành.
      C. thấy thanh đồng tan ra và dd có màu xanh.  D. thấy thanh đồng tan ra, dd có màu xanh và có sắt tạo thành.
      Câu 4. Cho 2 thanh kim loại M hóa trị 2 với khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh 1 vào dd CuSO4 và thanh 2 vào dd Pb(NO3)2 một thời gian, thấy khối lượng thanh 1 giảm và khối lượng thanh 2 tăng. Kim loại M là:
      A. Mg.                                     B. Ni.                                      C. Fe.                                     D. Zn.
      Câu 5. Cho hh gồm Fe và Pb td hết với dd Cu(NO3)2 thì thấy trong quá trình phản ứng, khối lượng chất rắn:
      A. tăng dần.                          B. giảm dần.              C. mới đầu tăng, sau đó giảm.      D. mới đầu giảm, sau đó tăng.
      Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 1 lượng Zn trong dd AgNO3 loãng, dư thấy khối lượng chất rắn tăng 3,02g so với khối lượng Zn ban đầu. Cũng lấy lượng Zn như trên cho td hết với oxi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
      A. 1,1325.                              B. 1,6200.                              C. 0,8100.                              D. 0,7185.
      Câu 7. Cho hh X gồm 0,1 mol Fe và 0,1 mol Al td với dd chứa 0,2 mol CuCl2 đến khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là:
      A. 7,3.                                     B. 4,5.                                     C. 12,8.                                              D. 7,7.
      Câu 8. Nhúng 1 thanh sắt vào dd Cu(NO3)2 một thời gian thấy khối lượng sắt tăng 0,8g. Khối lượng sắt đã tham gia phản ứng là:
      A. 11,2g.                                B. 5,6g.                                               C. 0,7g.                                              D. 6,4g.
      Câu 9. Nhúng 1 thanh Fe vào dd D chứa CuSO4 và HCl một thời gian thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) thì nhấc thanh Fe ra, thấy khối lượng thanh Fe giảm đi 6,4g so với ban đầu. Khối lượng Fe đã tham gia phản ứng là:
      A. 11,2g.                                B. 16,8g.                                C. 44,8g.                                D. 50,4g.
      Câu 10. Cho 11,6g hh gồm Mg, Al và Zn td hoàn toàn với dd AgNO3 thấy khối lượng chất rắn tăng 64,0g. Nếu cho 11,6g X td hết với oxi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
      A. 17,20.                                B. 14,40.                                C. 22,80.                                D. 16,34.       
      Câu 11. Cho 10,7g hh X gồm Mg, Al và Fe td hoàn toàn với dd HCl  thu được 7,84 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 10,7g X td hết với dd CuSO4  thì thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là:
      A. 22,4.                                               B. 34,1.                                               C. 11,2.                      D. 11,7.           
      Câu 12. Chia 14,8g hh gồm Mg, Ni, Zn thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hòa tan hoàn toàn trong dd H2SO4 đặc, nóng dư, thu được 21,8g muối. Phần 2 cho td hết với dd AgNO3 thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là:
      A. 25,0.                                               B. 17,6.                                               C. 8,8.                                     D. 1,4.
      Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 15,8g hh X gồm Mg, Fe, Al trong dd H2SO4 loãng, dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 15,8g X td hết với dd CuCl2 thì thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là:
      A. 38,4.                                               B. 22,6.                                               C. 3,4.                                     D. 61,0.
      Câu 14. Nhúng 1 thanh sắt vào dd CuSO4 đến khi dd hết màu xanh thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4g. Nếu lấy dd thu được cho td với dd NaOH dư  thì thấy có m gam kết tủa tạo thành. Giá trị của m là:
      A. 5,35.                                               B. 9,00.                                               C. 10,70.                                D. 4,50.
      Câu 15. Cho m gam hh gồm Al và Pb vào dd Cu(NO3)2 một thời gian thấy khối lượng chất rắn giảm x gam. Trong thí nghiệm này chất chắc chắn phản ứng hết là:
      A. Al.                                       B. Pb.                                     C. Cu(NO3)2.                         D. Al và Pb.
      Câu 16. Cho 18,4g hh X gồm Al và Zn td hết với dd Cu(NO3)2, thấy khối lượng chất rắn tăng 13,6g, Nếu cho 18,4g X td hết với dd HNO3 thì thu được sản phẩm khứ duy nhất là V lít (đktc) khí N2O. Giá trị của V là:
      A. 2,8.                                     B. 5,6.                                     C. 11,2.                                              D. 22,4.
      Câu 17. Cho 21,1g hh X gồm Mg, Fe và Al td hết với dd HCl, thu được 14,56 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 21,1g X td hết với dd CuSO4 thì sau phản ứng, thấy khối lượng chất rắn bằng x% so với khối lượng ban đầu. Giá trị của X là:
      A. 197,16%.                           B. 97,16%.                             C. 294,31%.                          D. 94,31%.
      Câu 18. Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là (cho Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65)
      A. 90,27%.                             B. 85,30%.                             C. 82,20%.                             D. 12,67%.
      Câu 19. Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là
      A. 13,1 gam.                          B. 17,0 gam.                          C. 19,5 gam.                          D. 14,1 gam.
      Câu 20. Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
      A. 2,80.                                               B. 2,16.                                               C. 4,08.                                  D. 0,64.
      Câu 21. Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
      A. 1,40 gam.                          B. 2,16 gam.                          C. 0,84 gam.                          D. 1,72 gam.
      Câu 22. Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?
      A. 1,8.                                                 B. 1,5.                                                 C. 1,2.                                                 D. 2,0.
      Câu 23. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
      - Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
      - Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
      Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng
      nhau. Giá trị của V1 so với V2
      A. V1 = V2.                              B. V1 = 10V2.                         C. V1 = 5V2.                           D. V1 = 2V2.
      Câu 24. Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
      A. 59,4.                                               B. 64,8.                                               C. 32,4.                                  D. 54,0.
      Câu 25. Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
      A. 34,44.                                B. 47,4.                                               C. 30,18.                                D. 12,96.