Ôn thi đại học chưa bao giờ là việc đơn giản, môn tiếng Anh cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, bất kỳ khó khăn nào cũng có thể vượt qua nếu các em có một lộ trình rõ ràng, chính xác.
Để đạt điểm 8, cần học những gì?
Trước hết, các em cần nắm được hình thức thi, cấu trúc đề thi. Năm 2017, cấu trúc đề thi đại học môn Tiếng Anh có nhiều sự thay đổi. Khác với cấu trúc đề bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận làm trong 90 phút của năm 2016, đề năm 2017 sẽ chỉ còn 50 câu hoàn toàn trắc nghiệm với thời gian làm bài trong 60 phút. Như vậy, trong quá trình ôn thi đại học môn tiếng Anh, các em cần phải nắm chắc kiến thức hơn vì những câu đưa ra có thể là câu hỏi tiêu biểu của từng dạng kiến thức.
Các chuyên đề lớn mà đề thi tập trung vào đó là Ngữ âm, Ngữ pháp - Từ vựng, Chức năng giao tiếp, Kỹ năng đọc và kỹ năng viết. Trong số đó, các câu hỏi liên quan đến Ngữ pháp - Từ vựng và Kỹ năng đọc là được khai thác nhiều nhất.
Để đạt điểm 8, cần học như thế nào?
Lĩnh vực Ngữ pháp bao hàm khá nhiều mảng kiến thức, trong đó xoay quanh các kiến thức cơ bản như: các thì trong tiếng Anh, câu chủ động bị động, câu trực tiếp gián tiếp, mệnh đề quan hệ, câu so sánh, câu điều kiện, câu mong ước, sự hòa hợp chủ vị, …
Khi làm bài, các em nên lướt nhanh để tìm các câu dễ thuộc các mảng kiến thức này và giải quyết chúng ngay nhằm tiết kiệm thời gian cho các câu khó hơn. Để được 8 điểm, chắc chắn các em cũng sẽ cần phải xử lý được 1 vài câu khó ở lĩnh vực này, thường là các câu khó nằm ở các kiến thức phức tạp hơn như: phrasal verbs, đảo ngữ, … Hãy luyện tập những điều này ngay trong quá trình luyện đề thi thử nhé.
Về từ vựng, các dạng các em có thể gặp bao gồm tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn, chọn đáp án điền vào chỗ trống liên quan đến thành ngữ, sự kết hợp từ collocation… Các dạng này đòi hỏi các em phải có vốn từ vựng rộng lớn. Nhưng trau dồi vốn từ vựng không phải là dễ, vậy làm sao để học từ vựng hiệu quả?
Dưới đây là một số phương pháp học từ vựng hiệu quả do cô Tạ Thanh Hiền (Giảng viên Tiếng Anh trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo viên Tiếng Anh trên Lize.vn) chia sẻ:
“Để học từ vựng thì các em cần đầu tư khá nhiều thời gian cho nó. Và để học từ vựng hiệu quả thì cần sử dụng chúng thường xuyên. Sau đây là một sô cách để các em tham khảo:
Nhóm các từ vựng có liên quan tới nhau (Word associations): Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau. Ví dụ, bạn hãy kết nối các từ như school (trường học), giáo viên (teacher), lớp học (classroom) với các động từ như tốt nghiệp (graduate), dạy (teach). Hãy luôn động não (brainstorm) và nhóm các từ vựng có liên quan tới nhau thành 1 nhóm nhé.
Học từ vựng theo chủ đề yêu thích
Nếu bạn quan tâm và yêu thích một chủ đề nào đó, các em sẽ có nhiều hứng thú học từ tiếng Anh hơn. Chẳng hạn các em quan tâm đến các món ăn, hãy đọc hoặc xem nhiều tài liệu về chủ đề này này. Nếu các em không biết diễn đạt các nguyên liệu nấu ăn trong tiếng Anh ra sao thì hãy nhanh chóng tìm kiếm, tra cứu từ ngữ bạn muốn diễn tả, điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh hơn.
Học từ vựng qua sự kết hợp từ (Word collocations)
Các em khi học 1 từ thì nên tìm hiểu từ đó thường hay được kết hợp với từ nào: ví dụ: Từ Friendly: Trước từ, sau từ friendly em hay thấy có sự kết hợp từ nào? Có thể em đã gặp từ kết hợp là: Environmentally friendly, hay friendly to the environment. Đặc biệt nếu em giỏi phần này thì các em sẽ làm tốt bài tập điền từ còn thiếu để hoàn thành câu.
Làm thế nào để nhớ từ lâu?
Viết sổ từ
Cách truyền thống đó là các em viết vào sổ từ theo chủ điểm hay theo vần alphabet, em kẻ 6 cột: mỗi từ các em cần tra từ điển và ghi các thông tin sau cho từ mới đó: Từ, phiên âm từ đó, sau đó nghĩa, từ đồng nghĩa với nó, từ trái nghĩa, các dạng thức khác của từ (word family). Sau đó đọc to từ vài lần theo đúng trọng âm của từ, và đặt 1 câu liên quan đến bản thân mình, gia đình, những gì mình thấy hàng ngày. Hãy mang cuốn sổ này bên người và xem lại bất cứ lúc nào rảnh rỗi.
Luyện từ mới khi viết luận, viết nhật ký
Viết luận là một cách luyện tập và nhớ từ (đặc biệt sự kết hợp từ). Ngoài ra, em có thể dùng các từ mới đã học vào viết nhật ký cho mình. Khi là sinh viên cô cũng thường viết nhật ký bằng tiếng Anh, vừa cải thiện kỹ năng viết luận, vừa lưu lại những kỷ niệm của mình.
Luyện tập từ mới qua kỹ năng nói
Một điều quan trọng là em hãy sử dụng các từ mới đó hàng ngày qua kỹ năng nói nhé. Đừng ngại bạn mình cười khi mình nói tiếng Anh với bạn! Bộ não hoạt động tốt với âm thanh, cô thường đọc cấu trúc câu, hay từ mới đúng trọng âm của nó, theo nhịp và nói to câu ví dụ của mình hoặc sử dụng từ đó trong giao tiếp với một người bạn khác, chồng cô (chú cũng có thể nói tiếng Anh), đôi khi “lảm nhảm” một mình khi đi đường!
Cải thiện vốn từ vựng qua việc đọc sách báo và nghe bản tin mỗi ngày
Một điều vô cùng quan trọng là các em xem mỗi ngày mình dã dành ra bao nhiêu thời gian để đọc sách báo rồi! Mỗi ngày các em hãy đọc một thứ gì đó nhé! Đọc báo mạng bằng tiếng Anh trên vnexpress.net hay Vietnamnews và nghe bản tin qua đài, ti vi nhé!”
Phần này chiếm đến 4 điểm của bài và không dễ để đạt điểm tối đa vì phần này bao hàm nhiều kiến thức và đòi hỏi các em nhiều kỹ năng khác nhau. Có hai dạng bài đọc được sử dụng trong đề thi đó là đọc điền từ vào chỗ trống và đọc hiểu trả lời câu hỏi.
Dạng bài đọc điền từ thường kiểm tra các kiến thức về cả về ngữ pháp, về từ vựng, về loại từ. Một số câu có thể hoàn thành trong phạm vi chính câu đó, hoặc bắt buộc phải đọc và gắn câu chứa chỗ trống với các câu đi bên cạnh và nội dung của bài mới làm được.
Các bài đọc hiểu thì sẽ gần với các chủ đề được nhắc đến trong sách giáo khoa. Để đạt điểm cao phần này các em cần có kỹ năng, chiến thuật làm bài, vốn từ vựng đủ lớn, kỹ năng đoán từ, có kiến thức về gốc từ, tư duy phân tích thông tin, lựa chọn keyword.
Ví dụ như, để nhanh chóng nắm được nội dung cả đoạn văn, các em cần chắc kỹ năng skimming and scanning, tức là đọc lướt nhằm xác định được nội dung bài đọc, các ý chính (main ideas), các ý phụ (supporting ideas). Hay như với câu hỏi từ này trong đoạn văn gần nghĩa nhất với từ nào, nếu các em đã biết được nghĩa của từ đó rồi thì rất tốt, còn nếu không thì cần đọc 1, 2 câu trước đó để hiểu được 1 phần hàm nghĩa của từ và từ đó suy luận ra đáp án.
Trong thời gian ôn thi đại học, việc luyện đọc báo, tạp chí hay tin tức bằng tiếng Anh sẽ vô cùng hữu ích.
Đọc thêm: [You must be registered and logged in to see this link.]
Để đạt điểm 8, cần học những gì?
Trước hết, các em cần nắm được hình thức thi, cấu trúc đề thi. Năm 2017, cấu trúc đề thi đại học môn Tiếng Anh có nhiều sự thay đổi. Khác với cấu trúc đề bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận làm trong 90 phút của năm 2016, đề năm 2017 sẽ chỉ còn 50 câu hoàn toàn trắc nghiệm với thời gian làm bài trong 60 phút. Như vậy, trong quá trình ôn thi đại học môn tiếng Anh, các em cần phải nắm chắc kiến thức hơn vì những câu đưa ra có thể là câu hỏi tiêu biểu của từng dạng kiến thức.
Các chuyên đề lớn mà đề thi tập trung vào đó là Ngữ âm, Ngữ pháp - Từ vựng, Chức năng giao tiếp, Kỹ năng đọc và kỹ năng viết. Trong số đó, các câu hỏi liên quan đến Ngữ pháp - Từ vựng và Kỹ năng đọc là được khai thác nhiều nhất.
Để đạt điểm 8, cần học như thế nào?
- Ngữ pháp – Từ vựng (16 câu)
Lĩnh vực Ngữ pháp bao hàm khá nhiều mảng kiến thức, trong đó xoay quanh các kiến thức cơ bản như: các thì trong tiếng Anh, câu chủ động bị động, câu trực tiếp gián tiếp, mệnh đề quan hệ, câu so sánh, câu điều kiện, câu mong ước, sự hòa hợp chủ vị, …
Khi làm bài, các em nên lướt nhanh để tìm các câu dễ thuộc các mảng kiến thức này và giải quyết chúng ngay nhằm tiết kiệm thời gian cho các câu khó hơn. Để được 8 điểm, chắc chắn các em cũng sẽ cần phải xử lý được 1 vài câu khó ở lĩnh vực này, thường là các câu khó nằm ở các kiến thức phức tạp hơn như: phrasal verbs, đảo ngữ, … Hãy luyện tập những điều này ngay trong quá trình luyện đề thi thử nhé.
Về từ vựng, các dạng các em có thể gặp bao gồm tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn, chọn đáp án điền vào chỗ trống liên quan đến thành ngữ, sự kết hợp từ collocation… Các dạng này đòi hỏi các em phải có vốn từ vựng rộng lớn. Nhưng trau dồi vốn từ vựng không phải là dễ, vậy làm sao để học từ vựng hiệu quả?
Dưới đây là một số phương pháp học từ vựng hiệu quả do cô Tạ Thanh Hiền (Giảng viên Tiếng Anh trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo viên Tiếng Anh trên Lize.vn) chia sẻ:
“Để học từ vựng thì các em cần đầu tư khá nhiều thời gian cho nó. Và để học từ vựng hiệu quả thì cần sử dụng chúng thường xuyên. Sau đây là một sô cách để các em tham khảo:
Nhóm các từ vựng có liên quan tới nhau (Word associations): Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau. Ví dụ, bạn hãy kết nối các từ như school (trường học), giáo viên (teacher), lớp học (classroom) với các động từ như tốt nghiệp (graduate), dạy (teach). Hãy luôn động não (brainstorm) và nhóm các từ vựng có liên quan tới nhau thành 1 nhóm nhé.
Học từ vựng theo chủ đề yêu thích
Nếu bạn quan tâm và yêu thích một chủ đề nào đó, các em sẽ có nhiều hứng thú học từ tiếng Anh hơn. Chẳng hạn các em quan tâm đến các món ăn, hãy đọc hoặc xem nhiều tài liệu về chủ đề này này. Nếu các em không biết diễn đạt các nguyên liệu nấu ăn trong tiếng Anh ra sao thì hãy nhanh chóng tìm kiếm, tra cứu từ ngữ bạn muốn diễn tả, điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh hơn.
Học từ vựng qua sự kết hợp từ (Word collocations)
Các em khi học 1 từ thì nên tìm hiểu từ đó thường hay được kết hợp với từ nào: ví dụ: Từ Friendly: Trước từ, sau từ friendly em hay thấy có sự kết hợp từ nào? Có thể em đã gặp từ kết hợp là: Environmentally friendly, hay friendly to the environment. Đặc biệt nếu em giỏi phần này thì các em sẽ làm tốt bài tập điền từ còn thiếu để hoàn thành câu.
Làm thế nào để nhớ từ lâu?
Viết sổ từ
Cách truyền thống đó là các em viết vào sổ từ theo chủ điểm hay theo vần alphabet, em kẻ 6 cột: mỗi từ các em cần tra từ điển và ghi các thông tin sau cho từ mới đó: Từ, phiên âm từ đó, sau đó nghĩa, từ đồng nghĩa với nó, từ trái nghĩa, các dạng thức khác của từ (word family). Sau đó đọc to từ vài lần theo đúng trọng âm của từ, và đặt 1 câu liên quan đến bản thân mình, gia đình, những gì mình thấy hàng ngày. Hãy mang cuốn sổ này bên người và xem lại bất cứ lúc nào rảnh rỗi.
Luyện từ mới khi viết luận, viết nhật ký
Viết luận là một cách luyện tập và nhớ từ (đặc biệt sự kết hợp từ). Ngoài ra, em có thể dùng các từ mới đã học vào viết nhật ký cho mình. Khi là sinh viên cô cũng thường viết nhật ký bằng tiếng Anh, vừa cải thiện kỹ năng viết luận, vừa lưu lại những kỷ niệm của mình.
Luyện tập từ mới qua kỹ năng nói
Một điều quan trọng là em hãy sử dụng các từ mới đó hàng ngày qua kỹ năng nói nhé. Đừng ngại bạn mình cười khi mình nói tiếng Anh với bạn! Bộ não hoạt động tốt với âm thanh, cô thường đọc cấu trúc câu, hay từ mới đúng trọng âm của nó, theo nhịp và nói to câu ví dụ của mình hoặc sử dụng từ đó trong giao tiếp với một người bạn khác, chồng cô (chú cũng có thể nói tiếng Anh), đôi khi “lảm nhảm” một mình khi đi đường!
Cải thiện vốn từ vựng qua việc đọc sách báo và nghe bản tin mỗi ngày
Một điều vô cùng quan trọng là các em xem mỗi ngày mình dã dành ra bao nhiêu thời gian để đọc sách báo rồi! Mỗi ngày các em hãy đọc một thứ gì đó nhé! Đọc báo mạng bằng tiếng Anh trên vnexpress.net hay Vietnamnews và nghe bản tin qua đài, ti vi nhé!”
- Kỹ năng đọc (20 câu)
Phần này chiếm đến 4 điểm của bài và không dễ để đạt điểm tối đa vì phần này bao hàm nhiều kiến thức và đòi hỏi các em nhiều kỹ năng khác nhau. Có hai dạng bài đọc được sử dụng trong đề thi đó là đọc điền từ vào chỗ trống và đọc hiểu trả lời câu hỏi.
Dạng bài đọc điền từ thường kiểm tra các kiến thức về cả về ngữ pháp, về từ vựng, về loại từ. Một số câu có thể hoàn thành trong phạm vi chính câu đó, hoặc bắt buộc phải đọc và gắn câu chứa chỗ trống với các câu đi bên cạnh và nội dung của bài mới làm được.
Các bài đọc hiểu thì sẽ gần với các chủ đề được nhắc đến trong sách giáo khoa. Để đạt điểm cao phần này các em cần có kỹ năng, chiến thuật làm bài, vốn từ vựng đủ lớn, kỹ năng đoán từ, có kiến thức về gốc từ, tư duy phân tích thông tin, lựa chọn keyword.
Ví dụ như, để nhanh chóng nắm được nội dung cả đoạn văn, các em cần chắc kỹ năng skimming and scanning, tức là đọc lướt nhằm xác định được nội dung bài đọc, các ý chính (main ideas), các ý phụ (supporting ideas). Hay như với câu hỏi từ này trong đoạn văn gần nghĩa nhất với từ nào, nếu các em đã biết được nghĩa của từ đó rồi thì rất tốt, còn nếu không thì cần đọc 1, 2 câu trước đó để hiểu được 1 phần hàm nghĩa của từ và từ đó suy luận ra đáp án.
Trong thời gian ôn thi đại học, việc luyện đọc báo, tạp chí hay tin tức bằng tiếng Anh sẽ vô cùng hữu ích.
Đọc thêm: [You must be registered and logged in to see this link.]